Táo bón, tiêu chảy, nôn ói: Như nào thì là bình thường? Như nào thì nên đưa đi bác sĩ?(P1)

13-02-2021

Táo bón, tiêu chảy, nôn ói là các triệu chứng mà phần lớn các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Đôi khi các triệu chứng này là phản ứng bình thường của đường ruột, có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp của thuốc men hay bác sĩ. Nhưng triệu chứng như thế nào là bình thường và như thế nào thì phải có sự tham vấn của bác sĩ thú y. Cùng Kho phân tích thử nhé

Phần 1: Táo bón
Táo bón là thuật ngữ để mô tả tình trạng không có phân hoặc khó đi ngoài. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc táo bón. Ruột có thể hút nước từ phân và thời gian dài khiến chúng bị kẹt trong ruột và ngày càng khô và cứng hơn.
Khi động vật bị táo bón sẽ có dấu hiệu đau khi cố gắng đi đại tiện dẫn đến căng thẳng (stress), kêu và thay đổi trong hành vi sinh hoạt hàng ngày.
I:/ Nguyên nhân:
a)    Chế độ ăn: Cũng giống như con người, thú cưng có chế độ ăn không đủ chất xơ sẽ dẫn đến bị táo bón.
b)    Tắc nghẽn đường ruột: Khi thú cưng vô tình nuốt phải những vật khó tiêu có thể gây tắc nghẽn việc vận chuyển phân. Búi lông cũng là 1 trong các nguyên nhân gây táo bón.
c)    Mất nước, mất cân bằng điện giải.
d)    Lười vận động
e)    Các khối u bên trong đường tiêu hóa hoặc bên ngoài hệ thống này
f)    Thú cưng lớn tuổi dễ mắc táo bón hơn
g)    Các vấn đề về tuyến hậu môn hoặc tuyến tiền liệt
h)    Các loại thuốc dễ gây táo bón: thuốc phiện, lợi tiểu, kháng histamine, kháng axit, canxi
i)    Các bệnh như suy giáp, suy thận mãn tính, viêm xương khớp, tình trạng chỉnh hình, rối loạn thần kinh trung ương, stress, vấn đề về da
Mèo thậm chí có thể dễ bị táo bón hơn ngoài các vấn đề nêu trên còn có thể do chậu đựng cát, cát vệ sinh. Các yếu tố như: vị trí khay cát, để nơi quá ồn ào hoặc số lượng khay không đủ đáp ứng cho số lượng mèo dẫn đến tranh chấp, đánh nhau, chậu quá bẩn, dùng loại cát không phù hợp. Nếu mèo cảm thấy khó tiếp cận, khó sử dụng dẫn đến nhịn đi trong thời gian dài cũng sẽ gây táo bón.
II:/ Khi nào thì cần sự can thiệp của bác sĩ?
Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên đưa đến bác sĩ thú y.
Bên cạnh việc gây căng thẳng, đau đớn hoặc đại tiện khó khăn, nếu bạn nhận thấy thú cưng có các dấu hiệu như: phân cứng, khô, lờ đờ, chán ăn, tư thế khom người hoặc nôn mửa hơn 2 ngày thì bạn nên cân nhắc đưa đi khám. 
Táo bón là triệu chứng rất nghiêm trọng và cần phải lưu ý là táo bón mãn tính có thể dẫn đến các bệnh phức tạp hơn. 
Việc điều trị táo bón sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ nghiêm trọng và thời gian bị.
Đối với mèo thì việc quản lý chậu vệ sinh là điều cần thiết. Vị trí, số lượng khay, loại cát và tần suất bạn dọn dẹp, thay cát cũng rất quan trọng vì điều này có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích mèo sử dụng chậu.
III:/ Hỗ trợ thú cưng bị táo bón
Tùy từng trường hợp có thể khuyến nghị thay đổi chế độ ăn giàu chất xơ hơn, nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Tăng lượng nước tiêu thụ: Bát uống đặt vị trí dễ tiếp cận, thay đổi và vệ sinh bát nước thường xuyên, khuyến khích dùng các máy nước tự động sẽ kích thích thú cưng uống nước nhiều hơn
Chế độ ăn phong phú: cả hạt khô, thức ăn ướt.
Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ.